NGÔI LÀNG BỀN VỮNG: Mở lối vươn lên cho dân nghèo ĐBSCL
20 Tháng 04 2020
Thời gian qua người dân ở ĐBSCL đã được các cấp, các ngành quan tâm, hỗ trợ nhiều nguồn lực để phát triển. Tuy nhiên, vùng đất và con người nơi đây vẫn chưa phát triển tương xứng. Vậy đâu là rào cản nào đã ngăn người dân nơi đây thể vươn lên ?
Con người thay đổi... để thay đổi tương lai
Sự khó khăn của người dân ĐBSCL đến từ nhiều yếu tố. Tuy nhiên, hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là tác động của biến đổi khí hậu và yếu tố “gốc” từ con người.
Theo đó, tình trạng biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến người nghèo, trong đó bị tác động kinh tế nhiều nhất là nhóm người nghèo ở khu vực nông thôn. Cụ thể, tình hình xâm nhập mặn và dịch bệnh khốc liệt từ đầu năm 2020 đến nay đã đẩy hàng triệu hộ dân tại ĐBSCL thêm khó khăn.
Con người thay đổi... để thay đổi tương lai
Sự khó khăn của người dân ĐBSCL đến từ nhiều yếu tố. Tuy nhiên, hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là tác động của biến đổi khí hậu và yếu tố “gốc” từ con người.
Theo đó, tình trạng biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến người nghèo, trong đó bị tác động kinh tế nhiều nhất là nhóm người nghèo ở khu vực nông thôn. Cụ thể, tình hình xâm nhập mặn và dịch bệnh khốc liệt từ đầu năm 2020 đến nay đã đẩy hàng triệu hộ dân tại ĐBSCL thêm khó khăn.
Ngôi nhà dột nát, vách phênh tạm bợ ở xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Dù không ngừng cố gắng, nhưng do điều kiện đất đai xã Hưng Thạnh khắc nghiệt, nên đời sống nhiều người dân vẫn bấp bênh, trắc trở.
Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2050 kịch bản nước biển sẽ dâng 50cm thì xâm nhập mặn sẽ ảnh hưởng và thiệt hại hơn 500.000 ha đất trồng lúa. “Nỗi khổ thiên nhiên” là vấn đề dễ nhận thấy vì đã gây ảnh hưởng trực tiếp trên diện rộng. Thế nhưng điều quan trọng nhất giúp người dân ĐBSCL “thoát nghèo” vươn lên “bền vững” vẫn là yếu tố con người quyết định.
Bởi đa số người dân ĐBSCL đều có sự hào phóng trong cách sống và cách suy nghĩ. Đa số đều chưa thấy rõ được tầm quan trọng của việc đầu tư giáo dục nên so với nhiều vùng miền khác thì người dân nơi đây vẫn còn thua kém về nhiều thứ, nhất là trình độ văn hóa.
Anh.Đào Vũ Qui, cũng kiếm đồng ra đồng vào nhờ sửa xe, thu nhập bấp bênh nên nỗi niềm mơ ước bấy lâu của đôi vợ chồng nghèo là ngôi nhà lành lặn, vững chãi vẫn còn là mơ ước
Bởi đa số người dân ĐBSCL đều có sự hào phóng trong cách sống và cách suy nghĩ. Đa số đều chưa thấy rõ được tầm quan trọng của việc đầu tư giáo dục nên so với nhiều vùng miền khác thì người dân nơi đây vẫn còn thua kém về nhiều thứ, nhất là trình độ văn hóa.
Anh.Đào Vũ Qui, cũng kiếm đồng ra đồng vào nhờ sửa xe, thu nhập bấp bênh nên nỗi niềm mơ ước bấy lâu của đôi vợ chồng nghèo là ngôi nhà lành lặn, vững chãi vẫn còn là mơ ước
Sự “hào phóng” vốn là bản tính của nhiều người dân tại ĐBCSL. Tuy nhiều người thu nhập hằng ngày bấp bênh nhưng ít chịu tiết kiệm. Mặt khác, do thiên nhiên trù phú, đất đai màu mỡ, có thể dễ dàng tìm được con cá, mớ rau ngoài tự nhiên nên nhiều gia đình lơ là, ít chịu đầu tư cho con cái học hành. Dẫn đến tình trạng thiếu hụt kiến thức, kỹ năng lao động và gặp khó khăn trong cuộc sống sau này.
Kết quả cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở vào ngày 1.4.2019 cho thấy, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ ở ĐBSCL là 94,2% trong khi bình quân cả nước là 95,8%. Còn tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên của ĐBSCL đã tốt nghiệp THPT cũng ở mức thấp nhất nước, chỉ 11,3% (trong khi cả nước là 17,3%). Vì thế mà ĐBSCL luôn được xem là vùng trũng về giáo dục.
Dù thời gian qua đã có nhiều cơ chế, chính sách được Trung ương triển khai để hỗ trợ khu vực ĐBSCL đào tạo lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0. Thế nhưng thực tế lực lượng lao động khu vực này vẫn còn yếu về trình độ, kỹ năng và tác phong công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu. Thống kê tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật của ĐBSCL chỉ đạt 9,7%, thấp nhất cả nước.
Kết quả cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở vào ngày 1.4.2019 cho thấy, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ ở ĐBSCL là 94,2% trong khi bình quân cả nước là 95,8%. Còn tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên của ĐBSCL đã tốt nghiệp THPT cũng ở mức thấp nhất nước, chỉ 11,3% (trong khi cả nước là 17,3%). Vì thế mà ĐBSCL luôn được xem là vùng trũng về giáo dục.
Dù thời gian qua đã có nhiều cơ chế, chính sách được Trung ương triển khai để hỗ trợ khu vực ĐBSCL đào tạo lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0. Thế nhưng thực tế lực lượng lao động khu vực này vẫn còn yếu về trình độ, kỹ năng và tác phong công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu. Thống kê tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật của ĐBSCL chỉ đạt 9,7%, thấp nhất cả nước.
Sáng kiến “Ngôi làng bền vững” – cơ hội vươn lên từ nội lực
Nhận thấy thực trạng cần phải thay đổi là con người ngay chính từ trong nội tại các gia đình đang gặp hoàn cảnh khó khăn ở ĐBSCL nên nhà đầu tư BĐS SonKim Land đã đưa ra sáng kiến thành lập dự án “Ngôi làng bền vững” và chọn xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) để triển khai thực hiện đầu tiên để các địa phương khác nhân rộng.
Thông qua triển khai dự án “Ngôi làng bền vững”, chúng tôi không chỉ hỗ trợ cho các hoàn cảnh khó khăn ở xã Hưng Thạnh cơ sở vật chất thông qua việc xây nhà mà còn hướng đến cho họ sự phát triển bền vững, dài hạn.
Với mong muốn giúp người dân phát triển đời sống, dự án “Ngôi làng bền vững” nhà đầu tư BĐS SonKim Land đã phối hợp với tổ chức Habitat và UBND xã Hưng Thạnh lựa chọn hỗ trợ 26 hộ gia đình khó khăn ở địa phương sửa chữa, xây mới nhà và công trình vệ sinh nước sạch. Tuy nhiên để người dân có tránh nhiệm hơn với cuộc sống của gia đình mình và tự nỗ lực vươn lên, dự án không hỗ trợ hoàn toàn kinh phí xây dựng công trình. Một phần kinh phí còn lại các hộ dân được vay vốn ưu đãi trả chậm và dùng nguồn vốn đối ứng từ gia đình để thực hiện nhắm nâng cao trách nhiệm của người dẫn cũng như cải thiện kỹ năng quản lý tài chính sau này.
Ngoài ra, dự án còn tổ chức tập huấn để trang bị cho người dân và chính quyền địa phương kỹ năng quản lý tài chính, nâng cao khả năng ứng phó với thời tiết cực đoan. Thông qua đó giúp cho người dân có đủ kiến thức và sự chủ động hơn trong quá trình tự vươn lên của gia đình mình.
Với cách triển khai dự án tập trung vào một xã và tập trung vào nâng cao nhận thức con người dự án “Ngôi làng bền vững” đang trở thành cơ hội để người dân gặp hoàn cảnh khó khăn có cuộc sống tốt đẹp hơn. Đây có thể là hình mẫu để các nơi học tập và triển khai nhân rộng.
Bà Vũ Thụy Vy - Giám đốc Điều hành lĩnh vực Đầu tư và Dịch vụ Doanh nghiệp SonKim Land cho biết:“Thông qua triển khai dự án Ngôi làng bền vững, chúng tôi không chỉ hỗ trợ cho các hoàn cảnh khó khăn ở xã Hưng Thạnh cơ sở vật chất thông qua việc xây nhà mà còn hướng đến cho họ sự phát triển bền vững, dài hạn. Chúng tôi đặc biệt quan tâm hỗ trợ đến những gia đình khó khăn có nhiều trẻ em để hộ dân có nơi ở tươm tất và góp phần xây dựng tương lai bền vững hơn cho thế hệ tương lai.”
Nhận thấy thực trạng cần phải thay đổi là con người ngay chính từ trong nội tại các gia đình đang gặp hoàn cảnh khó khăn ở ĐBSCL nên nhà đầu tư BĐS SonKim Land đã đưa ra sáng kiến thành lập dự án “Ngôi làng bền vững” và chọn xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) để triển khai thực hiện đầu tiên để các địa phương khác nhân rộng.
Thông qua triển khai dự án “Ngôi làng bền vững”, chúng tôi không chỉ hỗ trợ cho các hoàn cảnh khó khăn ở xã Hưng Thạnh cơ sở vật chất thông qua việc xây nhà mà còn hướng đến cho họ sự phát triển bền vững, dài hạn.
Với mong muốn giúp người dân phát triển đời sống, dự án “Ngôi làng bền vững” nhà đầu tư BĐS SonKim Land đã phối hợp với tổ chức Habitat và UBND xã Hưng Thạnh lựa chọn hỗ trợ 26 hộ gia đình khó khăn ở địa phương sửa chữa, xây mới nhà và công trình vệ sinh nước sạch. Tuy nhiên để người dân có tránh nhiệm hơn với cuộc sống của gia đình mình và tự nỗ lực vươn lên, dự án không hỗ trợ hoàn toàn kinh phí xây dựng công trình. Một phần kinh phí còn lại các hộ dân được vay vốn ưu đãi trả chậm và dùng nguồn vốn đối ứng từ gia đình để thực hiện nhắm nâng cao trách nhiệm của người dẫn cũng như cải thiện kỹ năng quản lý tài chính sau này.
Ngoài ra, dự án còn tổ chức tập huấn để trang bị cho người dân và chính quyền địa phương kỹ năng quản lý tài chính, nâng cao khả năng ứng phó với thời tiết cực đoan. Thông qua đó giúp cho người dân có đủ kiến thức và sự chủ động hơn trong quá trình tự vươn lên của gia đình mình.
Với cách triển khai dự án tập trung vào một xã và tập trung vào nâng cao nhận thức con người dự án “Ngôi làng bền vững” đang trở thành cơ hội để người dân gặp hoàn cảnh khó khăn có cuộc sống tốt đẹp hơn. Đây có thể là hình mẫu để các nơi học tập và triển khai nhân rộng.
Bà Vũ Thụy Vy - Giám đốc Điều hành lĩnh vực Đầu tư và Dịch vụ Doanh nghiệp SonKim Land cho biết:“Thông qua triển khai dự án Ngôi làng bền vững, chúng tôi không chỉ hỗ trợ cho các hoàn cảnh khó khăn ở xã Hưng Thạnh cơ sở vật chất thông qua việc xây nhà mà còn hướng đến cho họ sự phát triển bền vững, dài hạn. Chúng tôi đặc biệt quan tâm hỗ trợ đến những gia đình khó khăn có nhiều trẻ em để hộ dân có nơi ở tươm tất và góp phần xây dựng tương lai bền vững hơn cho thế hệ tương lai.”