NGÔI LÀNG BỀN VỮNG: Dịch bệnh và sự “khốc liệt” của thiên nhiên đẩy người dân ĐBSCL khó khăn chồng chất
31 Tháng 03 2020
Dù rất cần cù, chịu khó và có ý chí vươn lên trong cuộc sống nhưng cái khó luôn đeo bám người dân ĐBSCL. Những ngày này, ngoài việc bị dịch bệnh hoành hành người dân ĐBSCL còn bị hạn mặn gây thiệt hại nặng khiến cuộc sống của nhiều gia đình vốn đã khó khăn nay lại càng khổ hơn.
Hạn mặn khiến những cánh đồng lúa trù phú tại ĐBSCL trở nên khô cằn (nguồn ảnh: internet)
Hạn mặn khiến những cánh đồng lúa trù phú tại ĐBSCL trở nên khô cằn (nguồn ảnh: internet)
Góc khuất của vùng đất trù phú
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất trù phú được thiên nhiên ưu đãi. Số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2019, ĐBSCL có tổng diện tích chiếm 13% diện tích và số dân chiếm gần 18% dân số cả nước (với hơn 17,2 triệu người). Nơi đây được xem là “túi gạo” và “túi thủy sản” của Việt Nam, khi chiếm đến 90% sản lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu cả nước.
Tuy nhiên, nơi đây phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, khiến đời sống nhiều hộ dân ở ĐBSCL rơi vào cảnh nghèo khó. Những ngày này hạn mặn đang diễn ra khốc liệt và nghiêm trọng hơn nhiều so với mùa khô năm 2015-2016. Thống kê của ngành chức năng, hạn mặn tại ĐBSCL gây thiệt hại vụ lúa Đông-Xuân 2019 - 2020 khoảng 39.000 ha.
Dù thực trạng khó khăn của người dân ĐBSCL được các cấp, các ngành triển khai nhiều chính sách hỗ trợ để họ có cuộc sống tốt hơn. Thế nhưng hiện nay vẫn còn tồn đọng khá nhiều hoàn cảnh khó khăn, nhà ở còn tạm bợ cần được cộng đồng chung tay giúp sức để họ có được mái ấm “an cư”, “lạc nghiệp”.
“An cư” vẫn còn là ước mơ khi phải “chạy gạo ăn từng bữa”
Một trong những xã khó khăn nhất tại ĐBSCL là Hưng Thạnh - một địa phương thuộc vùng rốn lũ ở Đồng Tháp Mười. Ông Lê Văn Ngọt, Phó Chủ tịch UBND huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Trên địa bàn xã vẫn còn đến 226 hộ nghèo và cận nghèo, chiếm tỷ lệ gần 11% tổng hộ dân, trong đó còn nhiều hộ dân gặp khó khăn về nhà ở và thiếu nước sạch đạt chuẩn để sinh hoạt”. Do thiếu vốn, thiếu đất sản xuất hoặc bệnh tật đeo bám mà cuộc sống của nhiều hộ dân ở xã Hưng Thạnh rơi vào cảnh khốn khó, nhà cửa tạm bợ.
Đến thăm gia đình anh Âu Văn Ca Riêm (37 tuổi, ngụ ấp 3) thuộc diện hộ khó khăn. Tận mắt thấy căn nhà cất hơn 11 năm bằng gỗ tạp của anh Riêm đã bị xuống cấp nặng và nghe chuyện nửa đêm cả nhà phải lò mò thức dậy để chạy sang nhà ba mẹ ruột trú mưa mới biết ước mơ về căn nhà mới của họ lớn đến mức nào. Hiện 4 miệng ăn của gia đình đều trông đợi vào thu nhập không ổn định của anh Ca Riêm, thu nhập chỉ vỏn vẹn 150 ngàn/ngày. Tuy có dành dụm được ít vốn để phòng thân nhưng số tiền đó vẫn chưa đủ vào đâu để giúp cho anh sửa chữa lại nơi ở đàng hoàng cho cả gia đình.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất trù phú được thiên nhiên ưu đãi. Số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2019, ĐBSCL có tổng diện tích chiếm 13% diện tích và số dân chiếm gần 18% dân số cả nước (với hơn 17,2 triệu người). Nơi đây được xem là “túi gạo” và “túi thủy sản” của Việt Nam, khi chiếm đến 90% sản lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu cả nước.
Tuy nhiên, nơi đây phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, khiến đời sống nhiều hộ dân ở ĐBSCL rơi vào cảnh nghèo khó. Những ngày này hạn mặn đang diễn ra khốc liệt và nghiêm trọng hơn nhiều so với mùa khô năm 2015-2016. Thống kê của ngành chức năng, hạn mặn tại ĐBSCL gây thiệt hại vụ lúa Đông-Xuân 2019 - 2020 khoảng 39.000 ha.
Dù thực trạng khó khăn của người dân ĐBSCL được các cấp, các ngành triển khai nhiều chính sách hỗ trợ để họ có cuộc sống tốt hơn. Thế nhưng hiện nay vẫn còn tồn đọng khá nhiều hoàn cảnh khó khăn, nhà ở còn tạm bợ cần được cộng đồng chung tay giúp sức để họ có được mái ấm “an cư”, “lạc nghiệp”.
“An cư” vẫn còn là ước mơ khi phải “chạy gạo ăn từng bữa”
Một trong những xã khó khăn nhất tại ĐBSCL là Hưng Thạnh - một địa phương thuộc vùng rốn lũ ở Đồng Tháp Mười. Ông Lê Văn Ngọt, Phó Chủ tịch UBND huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Trên địa bàn xã vẫn còn đến 226 hộ nghèo và cận nghèo, chiếm tỷ lệ gần 11% tổng hộ dân, trong đó còn nhiều hộ dân gặp khó khăn về nhà ở và thiếu nước sạch đạt chuẩn để sinh hoạt”. Do thiếu vốn, thiếu đất sản xuất hoặc bệnh tật đeo bám mà cuộc sống của nhiều hộ dân ở xã Hưng Thạnh rơi vào cảnh khốn khó, nhà cửa tạm bợ.
Đến thăm gia đình anh Âu Văn Ca Riêm (37 tuổi, ngụ ấp 3) thuộc diện hộ khó khăn. Tận mắt thấy căn nhà cất hơn 11 năm bằng gỗ tạp của anh Riêm đã bị xuống cấp nặng và nghe chuyện nửa đêm cả nhà phải lò mò thức dậy để chạy sang nhà ba mẹ ruột trú mưa mới biết ước mơ về căn nhà mới của họ lớn đến mức nào. Hiện 4 miệng ăn của gia đình đều trông đợi vào thu nhập không ổn định của anh Ca Riêm, thu nhập chỉ vỏn vẹn 150 ngàn/ngày. Tuy có dành dụm được ít vốn để phòng thân nhưng số tiền đó vẫn chưa đủ vào đâu để giúp cho anh sửa chữa lại nơi ở đàng hoàng cho cả gia đình.
Căn nhà của anh Riêm có thể bị sập bất cứ lúc nào, ước mơ về ngôi nhà che nắng mưa vẫn còn xa với gia đình anh. (Nguồn ảnh: SonKim Land)
Hoàn cảnh vợ chồng anh Đồng Văn Hởi (38 tuổi, ngụ ấp 1) cũng gặp khó khăn không kém. Dù rất chí thú làm ăn nhưng vẫn cơ cực và cái nghèo mãi đeo bám. Được biết, anh Hởi làm công nhân, còn chị Nguyễn Hồng Ngà (vợ anh Hởi) làm thuê tự do. Tổng thu nhập hai vợ chồng chỉ gần 5 triệu đồng mỗi tháng nhưng còn phải nuôi 3 con nhỏ từ 5-14 tuổi đang đi học. Căn nhà nhỏ cả diện tích (40m vuông) lẫn chiều cao, gia đình anh Hởi phải khom người xuống mỗi khi bước vào nhà. Hiện tại tình trạng căn nhà ngày càng xuống cấp trầm trọng. Nếu như có cơn mưa lớn kéo đến thì cả gia đình phải thức để tránh mưa dột.
Nơi ở của vợ chồng anh Hởi. Cả gia đình anh Riêm và anh Hởi, ai cũng mong ước về một ngôi nhà khang trang, vững chãi, nhưng cuộc sống ngặt nghèo khiến mơ ước ấy khó thành hiện thực. (Nguồn ảnh: SonKim Land)
Mang nhà mơ ước đến người nghèo bằng sáng kiến “ngôi làng bền vững”
Không chỉ thấy được thực tế khó khăn của những hộ gia đình trên mà còn nhiều gia đình khác có hoàn cảnh tương tự ở ĐBSCL nên nhà đầu tư BĐS SonKim Land đã đưa ra sáng kiến thành lập dự án “Ngôi làng bền vững” và chọn xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười triển khai đầu tiên.
Dự án sẽ hỗ trợ xây mới và cải tạo nhà ở; xây mới nhà vệ sinh; tổ chức tập huấn nhà ở an toàn và các kỹ năng phòng chống thiên tai; tập huấn về sinh kế, kỹ năng quản lý tài chính hộ gia đình; tập huấn về nước sạch-vệ sinh môi trường. Ý tưởng khởi xướng và tiến độ dự án sẽ được chia sẻ sâu hơn trong những nội dung sau.
Với vai trò chủ trì dự án, SonKim Land đã chọn tổ chức NGO – Habitat Việt Nam đồng hành thực hiện dưới sự hỗ trợ giám sát của chính quyền địa phương xã Hưng Thạnh. Sự hợp tác với mô hình 3 bên sẽ mang đến sự hỗ trợ toàn diện lâu dài và bền vững cho dự án do có được sự ủng hộ từ nhiều phía, giúp người dân nâng cao nhận thức, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, nỗ lực vươn lên.
Hoàn cảnh vợ chồng anh Đồng Văn Hởi (38 tuổi, ngụ ấp 1) cũng gặp khó khăn không kém. Dù rất chí thú làm ăn nhưng vẫn cơ cực và cái nghèo mãi đeo bám. Được biết, anh Hởi làm công nhân, còn chị Nguyễn Hồng Ngà (vợ anh Hởi) làm thuê tự do. Tổng thu nhập hai vợ chồng chỉ gần 5 triệu đồng mỗi tháng nhưng còn phải nuôi 3 con nhỏ từ 5-14 tuổi đang đi học. Căn nhà nhỏ cả diện tích (40m vuông) lẫn chiều cao, gia đình anh Hởi phải khom người xuống mỗi khi bước vào nhà. Hiện tại tình trạng căn nhà ngày càng xuống cấp trầm trọng. Nếu như có cơn mưa lớn kéo đến thì cả gia đình phải thức để tránh mưa dột.
Nơi ở của vợ chồng anh Hởi. Cả gia đình anh Riêm và anh Hởi, ai cũng mong ước về một ngôi nhà khang trang, vững chãi, nhưng cuộc sống ngặt nghèo khiến mơ ước ấy khó thành hiện thực. (Nguồn ảnh: SonKim Land)
Mang nhà mơ ước đến người nghèo bằng sáng kiến “ngôi làng bền vững”
Không chỉ thấy được thực tế khó khăn của những hộ gia đình trên mà còn nhiều gia đình khác có hoàn cảnh tương tự ở ĐBSCL nên nhà đầu tư BĐS SonKim Land đã đưa ra sáng kiến thành lập dự án “Ngôi làng bền vững” và chọn xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười triển khai đầu tiên.
Dự án sẽ hỗ trợ xây mới và cải tạo nhà ở; xây mới nhà vệ sinh; tổ chức tập huấn nhà ở an toàn và các kỹ năng phòng chống thiên tai; tập huấn về sinh kế, kỹ năng quản lý tài chính hộ gia đình; tập huấn về nước sạch-vệ sinh môi trường. Ý tưởng khởi xướng và tiến độ dự án sẽ được chia sẻ sâu hơn trong những nội dung sau.
Với vai trò chủ trì dự án, SonKim Land đã chọn tổ chức NGO – Habitat Việt Nam đồng hành thực hiện dưới sự hỗ trợ giám sát của chính quyền địa phương xã Hưng Thạnh. Sự hợp tác với mô hình 3 bên sẽ mang đến sự hỗ trợ toàn diện lâu dài và bền vững cho dự án do có được sự ủng hộ từ nhiều phía, giúp người dân nâng cao nhận thức, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, nỗ lực vươn lên.